Ứng dụng phân tích mô hình chuỗi giá trị của Michael Poter để chuẩn hóa cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Có thể nói, việc Chuẩn hóa cơ cấu tổ chức là tiền đề cho các hoạt động tiếp theo của doanh nghiệp, khâu này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động sau này của doanh nghiệp như bố trí, sắp xếp nhân sự, quy trình xử lý công việc, đánh giá giá trị công việc, đánh giá kết quả thực hiện công việc, đánh giá năng lực nhân sự, …và đương nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công việc, năng suất lao động, kể cả động lực của nhân sự, phân chia quỹ lương, cơ chế trả lương…
Để xây dựng cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp cần xác định tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác đó chính là xác định chuỗi giá trị của doanh nghiệp dựa trên mô hình chuỗi giá trị cơ bản của Michael Porter (xem hình dưới).
Hình 2.1: Mô hình chuỗi giá trị của M.Porter
Theo Michael Porter, chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động, trong đó sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi một cách tuần tự và tại mỗi hoạt động, sản phẩm sẽ tích lũy thêm một giá trị nào đó. Dựa trên khung khái niệm này, việc phân tích chuỗi giá trị nằm trong phạm vi hoạt động của một doanh nghiệp, mà mục đích cuối cùng là nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Dựa vào mô hình này, chuỗi giá trị của doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh theo đặc điểm thực tế vận hành sản xuất kinh doanh của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Hình 2.2: Minh họa mô hình chuỗi giá trị của một doanh nghiệp
Từ mô hình này, doanh nghiệp xác định được chức năng cần thiết cho các bộ phận, dựng lên nguyên tắc phân nhóm (phòng ban) của mình, tên các phòng ban, và mối quan hệ báo cáo chiều dọc của các phòng ban này. Sơ đồ dưới đây minh họa cho một cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp.
Hình 2.3: Minh họa mô hình cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp